» » » » » » » » » Những cái nhất của Bắc Ninh

Sau đây sẽ là những cái đặc biệt nhất của quê Bắc Ninh chúng mình mà không ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam này sánh bằng: (nếu có sai sót hoặc thiếu điều gì, các bạn có thể bỏ xung nhé!)

1. Biển số xe lớn nhất nè: Biển 99 . (trước Bắc Ninh, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ) dùng biển 13, hiện nay Bắc Giang dùng biển 98)


Biển độc của Bắc Ninh

2. Những thứ về Hát Quan Họ là nhất: hát hay nhất, nhiều người hát nhất... (Quan họ Bắc Ninh, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận, lập kỷ lục Guinness Việt Nam tại Hội Lim 2012 là bài hát có đông người hát nhất, chính xác là 2012 người. Ngoài ra, Hội Lim 2012 cũng lập thêm một kỷ lục Guinness Việt Nam nữa là lễ hội có nhiều người mặc trang phục quan họ nhất, cũng chẵn 2012 người)


3. Diện tích nhỏ nhất Việt Nam: 822,7 km² (chưa đến 0,25% diện tích toàn quốc - Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km²)


4. Có nhiều người đỗ tiến sĩ nhất trong thời phong kiến: 677 (chiếm gần một phần tư tổng số tiến sĩ cả nước - Tổng cộng số tiến sĩ của Việt Nam thời phong kiến kể từ khoa thi đầu tiên 1075 đến khoa thi cuối cùng 1919 là 2.848 người)

+ Văn miếu Bắc Ninh là một trong 6 văn miếu của Việt Nam. Tại đây thờ Khổng tử, Tứ Phối và 12 bia "Kim bảng lưu phương" lưu danh 677 vị đại khoa quê hương Kinh Bắc (bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang và một số xã sau này nhập về huyện Gia Lâm, Đông Anh thuộc Hà Nội và Văn Lâm, Văn Giang thuộc Hưng Yên). Văn miếu Bắc Ninh được khởi công xây dựng tại vùng sơn phận Thị Cầu thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc vào thời Lê Sơ, ngày nay là phường Đại Phúc, Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Cùng với Thủ đô Hà Nội, Cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ ba xây dựng Văn Miếu có tầm cỡ quy mô. Được xây dựng cách ngày nay hàng trăm năm, cùng với sự thăng trầm phát triển của đất nước, Văn miếu Bắc Ninh cũng trải qua rất nhiều lần tu bổ, tôn tạo và chuyển đổi vị trí. Năm 1893, Văn miếu được xây dưng trên đỉnh núi Phúc Sơn. Tổng thể công trình gồm: Tiền Tế (5 gian), Hậu Đường (5 gian), hai bên hồi Hậu Đường là Bi Đình (3 gian 2 dĩ), hai bên hồi Tiền Đường là Hội Đồng trị sự và Tạo Soạn; hai bên sân trước Tiền Tế là nhà Tả Vu, Hữu Vu; chính diện có bia bình phong "Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn miếu bi ký" khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim được bào trơn đóng bén.




Bia bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu Văn Miếu bi ký” khắc dựng năm 1928 tại chính diện và nhà Tiền tế Văn Miếu Bắc Ninh

+ Bắc Ninh là cũng tỉnh có nhiều người đạt danh hiệu trạng nguyên nhất Việt Nam:
16 trong tổng số 55 người
(Lê Văn Thịnh đỗ đầu trong khoa thi 1075 - Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam).

+ Bắc Ninh – Kinh Bắc được coi là “cái nôi” của Nho giáo, đất khoa bảng nổi tiếng cả nước, được sử sách và dân gian ca ngợi là đất của “một giỏ ông Đồ, một bồ ông Cống, một đống Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn”. Là “cái nôi” của văn hoá, văn nghệ dân gian với những huyền thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ ca, hò vè.


5. Nhiều làng nghề truyển thống nhất: Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong đó chủ yếu là các làng nghề truyền thống. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu: làng nghề đúc đồng truyền thống Quảng Bố-Lương Tài, làng Gỗ mỹ nghệ Hương Mạc, làng gò đúc đồng Đại Bái, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng dệt Tam Tảo, làng dệt Hồi Quan, làng Gỗ mỹ nghệ Tam Sơn, làng gốm Phù Lãng, "Làng" Giấy Phong Khê, làng Gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề sắt thép, làng Gỗ mỹ nghệ Mai Động, làng Gỗ mỹ nghệ Phù Khê, làng tơ tằm Vọng Nguyệt, làng đúc phế liệu, làng tre Xuân Lai, làng nghề Rượu...


6. Nhiều hội hè nhất: Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác nhau. (Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).)


7. Nhiều khu công nghiệp nhất: Bắc Ninh có 15 KCN tập trung, 27 Cụm công nghiệp và 1 Khu CNTT (Theo Viện Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), tính đến thời điểm tháng 2/2011, Việt Nam hiện có 256 khu công nghiệp và 20 khu kinh tế đã được thành lập)




Thành Bắc Ninh qua vệ tinh, bản đồ vẽ thời Pháp thuộc và hình vẽ kiến trúc vô-băng (đồ hình lục giác) của tòa thành

8. Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo đồ án hình lục giác. Về kiến trúc, Thành Bắc Ninh là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Thành có diện tích 545.000 m², tường cao 9 thước đắp bằng đất đá, sau thành bằng gạch đá, chu vi dài hơn 532 trượng, chung quanh có hào nước sâu bao bọc. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng, Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Thời thuộc Pháp, xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của tòa thành này, ngày 16/5/1925, toàn quyền Ðông Dương đã ký quyết định xếp hạng di tích Thành Bắc Ninh là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.


9. Ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam là chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tọa lạc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km, xây vào thế kỷ thứ III ở vùng Luy Lâu (trung tâm Phật giáo Việt Nam xưa nhất). Nơi đây năm 580, thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci) sau khi đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán, đến mở đạo tràng, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam. Là một danh lam bậc nhất xứ Kinh Bắc, chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.


Chùa Dâu Bắc Ninh (tên khác Pháp Vân)

10. Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam ở chùa Bút Tháp tỉnh Bắc Ninh do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm Bính Thân 1656. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm. Bệ tượng cao 54 cm. Chiều ngang của cánh tay xa nhất là 200 cm. Vành tay phụ cao 370 cm, đường kính 224 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt được chạm chìm. Các cánh tay nhỏ được xếp 6 lớp ở phía dưới đến 14 lớp ở phía trên.


11. Một số sự kiện đặc biệt khác thời Lý:

- Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt. Đây cũng là nơi vang vọng bài thơ "Nam quốc sơn hà" - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

- Bắc Ninh với trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam.


12. Một số sự kiện gần đây mà Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên:

- Tỉnh điện tử đầu tiên của cả nước - Ngày 13/4/2006, UBND tỉnh Bắc Ninh đã công bố tỉnh Bắc Ninh sẽ bắt đầu chính thức triển khai thực hiện hệ thống điều hành điện tử tại các cơ quan chính quyền trên toàn tỉnh. Bước chuyển này là một cột mốc quan trọng trong quá trình đưa tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh điện tử đầu tiên trên toàn quốc, nâng cao khả năng tiếp cận CNTT và Internet và mang lại một cuộc sống hiện đại hơn, tiện nghi hơn cho mọi người dân trong tỉnh.

- Tỉnh đầu tiên đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi - Ngày 26/07/2012, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận cờ đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của Bộ Giáo dục và đào tạo. 


* * Xem thêm những tin khác cùng chuyên mục: "Tìm hiểu Bắc Ninh":
-
Xem giờ địa phương ở Bắc Ninh, thời tiết và dự báo thời tiết chuẩn không phải chỉnh
- Những điều nên biết về Bắc Ninh

-
Xem những cái nhất của Bắc Ninh chúng mình

About Unknown

Hi there! I am Hung Duy and I am a true enthusiast in the areas of SEO and web design. In my personal life I spend time on photography, mountain climbing, snorkeling and dirt bike riding.
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments:

Leave a Reply